You are currently viewing Hướng dẫn kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc
kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Hướng dẫn kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc

5/5 - (1 bình chọn)

Trong quá trình phát triển, doanh nghiệp với mong muốn mở rộng thị trường có nhu cầu thành lập chi nhánh nhằm thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng kinh doanh. Khi quyết định thành lập chi nhánh, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền quyết định chi nhánh của bạn hạch toán độc lập hay phụ thuộc. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ chi nhánh hạch toán phụ thuộc là gì? Cách hạch toán chi nhánh phụ thuộc và hướng dẫn chi tiết kê khai các loại thuế theo thông tư 156 đã ban hành của Bộ Tài Chính.

Trước khi hạch toán – kê khai thuế cho chi nhánh, bạn cần xác định đó là chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay chi nhánh hạch toán độc lập. Để xác định được hình thức đăng ký hạch toán của doanh nghiệp, có hai lựa chọn dành cho bạn. Thứ nhất là xem “Thông báo thay đổi hoạt động kinh doanh của Doanh Nghiệp”. Thứ hai là chủ động tra cứu trên trang web chính thức “tracuunnt.gdt.gov.vn” bằng mã số thuế của chi nhánh đó. Lưu ý rằng việc xác định chi nhánh hạch toán phụ thuộc hay độc lập không được thể hiện trên Đăng ký kinh doanh của Doanh Nghiệp hay của Chi Nhánh thành lập.

Chi nhánh hạch toán phụ thuộc được hiểu như thế nào?

Hạch toán chi nhánh phụ thuộc hay còn được gọi là “Báo sổ” thực tế là tên gọi mô tả quy trình hạch toán của một chi nhánh trực tiếp phụ thuộc vào doanh nghiệp trụ sở. Toàn bộ hóa đơn, chứng từ, nghiệp vụ phát sinh được tập hợp lại và định kỳ (thường là cuối mỗi tháng) sẽ được gửi về trụ sở công ty để thực hiện việc hạch toán, kê khai cũng như quyết toán thuế theo đúng hướng dẫn chung về luật kế toán. Việc hạch toán chi nhánh kế toán phụ thuộc là giải pháp giảm thiểu được một khối lượng công việc nghiệp vụ về việc hạch toán hay lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này cũng được đề cập đến như khó quản lý chi phí, lãi lỗ cũng như chứng từ. Cần xây dựng chiến lược quản lý và tổ chức công tác kế toán khoa học – minh bạch – hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc

Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính đã giải đáp một số thắc mắc chung của các doanh nghiệp trong việc kê khai thuế (bao gồm Thuế GTGT, Thuế TNDN, Thuế TNCN và Thuế môn bài)  đối với chi nhánh. Theo đó, việc kê khai thuế đối với chi nhánh hạch toán phụ thuộc được thực hiện như sau:

Loại ThuếCách thức kê  khai thuếVăn bản pháp luật quy định
     Thuế GTGT+ Nếu chi nhánh phụ thuộc ở cùng Tỉnh (Thành Phố) với trụ sở chính công ty thì thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT tại Trụ sở Chính.(Trường hợp đặc biệt: Nếu chi nhánh muốn sử dụng hóa đơn riêng và trực tiếp kê khai thuế thì phải đăng ký tại Chi cục Thuế quản lý Chi Nhánh, đồng thời đáp ứng hai yêu cầu đó là có con dấu và tài khoản ngân hàng riêng)+ Nếu chi nhánh phụ thuộc ở khác Tỉnh (Thành phố) với trụ sở công ty ty chính thì kê khai và nộp thuế GTGT tại cơ quan thuế chi nhánh.(Trường hợp đặc biệt : Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì được thực hiện kế khai và nộp thuế tập trung tại trụ sở chính. Lưu ý, trường hợp này DN cần thông báo với cơ quan thuế.) Điều 11 & 12/ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
  Thuế TNCNViệc kế khai Thuế TNCN áp dụng tương tự kê khai thuế GTGT. Tuy nhiên cần lưu ý:+ Trường hợp cá nhân ký hợp hợp đồng lao động, giảm trừ gia cảnh tại Chi nhánh và có thỏa thuận nhờ Công ty trả hộ tiền lương => Chi nhánh chịu trách nhiệm kê khai+ Trường hợp công ty ký hợp đồng với người lao động và cử làm việc tại chi nhánh, cá nhân đăng ký giảm trừ tại công ty mẹ => Trụ sở chính chịu trách nhiệm trả lương & Kê khai thuế. Thông tư 156/2013/TT-BTC
Thuế TNDNKê khai và nộp thuế TNDN tập trung tại trụ sở chính (Chi nhánh không phải kê khai thuế TNDN, cuối năm chi nhánh không phải lên BCTC mà lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để gửi về công ty mẹ (trụ sở chính) để công ty mẹ lên BCTC hợp nhất). Điều 12/ Thông tư 156/2013/TT-BTC
 Thuế Môn Bài+ Chi nhánh đó có trụ sở cùng tỉnh (Thành phố) thì doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế cho chi nhánh tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp.+Chi nhánh đó có trụ sở khác tỉnh (Thành phố) doanh nghiệp thì chi nhánh kê khai thuế tại cơ quan thuế nơi chi nhánh đặt trụ sở. Thông tư 156/2013 TT-BTC

Cách hạch toán chi nhánh phụ thuộc

Hạch toán chi nhánh phụ thuộc sử dụng 2 TK Kế Toán:

Tài Khoản 136  – Phải Thu Nội Bộ : Tài khoản phản ánh các khoản nợ phải thu và theo dõi tình hình thanh toán giữa đơn vị cấp trên (Doanh nghiệp) và đơn vị cấp dưới (Chi nhánh phụ thuộc) hoặc giữa các đơn vị chi nhánh phụ thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.

Tài Khoản 336 – Phải trả Nội Bộ : Tài khoản phản ánh và theo dõi các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên (Doanh nghiệp, Công ty mẹ…) và đơn vị cấp dưới (Chi nhánh phụ thuộc) hoặc giữa các đơn vị chi nhánh phụ thuộc với nhau.

Cụ thể, cách hạch toán chi nhánh phụ thuộc có 2 trường hợp sau:

 Trường hợp 1. Không ghi nhận Doanh thu giữa các khâu trong doanh nghiệp, chỉ ghi nhận doanh thu thực bán ra bên ngoài:

  • Điều kiện áp dụng:

+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng Tỉnh (Thành phố)

+ Thực hiện kê khai tập trung tại trụ sở chính (Doanh nghiệp mẹ)

  •  Hạch toán chi tiết:
Kế toán tại Trụ sở chính Kế Toán Tại Chi Nhánh Phụ Thuộc
Nghiệp vụ 1: Doanh nghiệp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến chi nhánhNợ TK 136 – Phải thu nội bộ ( Giá Vốn)    Có TK 155,156    Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN   Nghiệp vụ 1 : Nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do Trụ sở chính chuyển đến
Nợ TK 155, 156 (Giá vốn)Nợ TK 133 – Thuế GTGT được KT       Có TK 336 – Phải trả nội bộ
Nghiệp vụ 2 : Nhận được thông báo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã được tiêu thụ+ Bút toán 1 : Ghi nhận Giá vốnNợ TK 632   –  Giá vốn hàng bánCó TK 136  –  Phải thu nội bộ+ Bút toán 2 : Ghi nhận Doanh ThuNợ TK 136 – Phải thu nội bộ    Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụNghiệp vụ 2 : Khi bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài

+ Bút toán 1 : Phản ánh giá vốnNợ TK 632 – Giá vốn hàng bán       Có TK 155, 156
+ Bút toán 2 : Phản ánh Doanh ThuNợ TK 111,112      Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ    Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN 

Lưu ý : Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán đến kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế, kế toán phải kết chuyển doanh thu – giá vốn cho đơn vị cấp trên”

–         Kết chuyển doanh thu :

          Nợ TK 511  – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

                  Có TK 336 – Phải trả nội bộ

–         Kết chuyển Giá vốn :

          Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ

                 Có Tk 632   –  Giá vốn hàng bán

Trường hợp 2: Doanh nghiệp (Trụ sở chính ) ghi nhận doanh thu bán hàng giữa các đơn vị nội bộ

  • Điều kiện áp dụng:

+ Chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác Tỉnh ( Thành phố)

+ Thực hiện kê khai thuế tại Chi nhánh

  • Hạch toán chi tiết:
Kế toán tại Trụ sở chính Kế Toán Tại Chi Nhánh Phụ Thuộc
Nghiệp vụ 1: Doanh nghiệp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đến chi nhánh+ Bút toán 1: Ghi nhận Doanh ThuNợ Tk 136 – Phải thu nội bộ      Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp  dịch vụ         Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN   
Nghiệp vụ 1 : Nhận được sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do Trụ sở chính chuyển đến
Nợ TK 155, 156Nợ TK 133 – Thuế GTGT được KT     Có TK 336 – Phải trả nội bộ
 + Bút toán 2: Ghi nhận Giá vốnNợ TK 632   –  Giá vốn hàng bán Có TK 136  –  Phải thu nội bộ Nghiệp vụ 2 : Khi bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài+ Bút toán 1 : Phản ánh giá vốnNợ TK 632 – Giá vốn hàng bán       Có TK 155, 156+ Bút toán 2 : Phản ánh Doanh ThuNợ TK 111,112, 131    Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ    Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp NN 

Cuối kỳ kế toán: Tiến hành kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản 136 “ Phải thu nội bộ” và tài khoản 336 “ Phải trả nội bộ” – Theo chi tiết từng đối tượng.

–         Bước 1 : Thanh toán bù trừ công nợ theo từng khoản giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới có quan hệ.

–         Bước 2  : Hạch toán bù trừ theo chi tiết từng đối tượng

             Ghi : Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ (3368)

                             Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1368)

Ngày nay, việc thành lập và phát triển chi nhánh là yêu cầu tất yếu để tạo nên bước đột phá và hoàn thiện hệ thống của bất cứ doanh nghiệp nào.

Chính vì thế, việc nắm rõ những yêu cầu về thủ tục thành lập, cách hạch toán và nhất là hướng dẫn kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc là một trong những nội dung quan trọng mà bất cứ đội ngũ quản lý nào cũng cần nắm rõ.

Không chỉ là yêu cầu tuân thủ chuẩn mực hướng dẫn mà còn là “chìa khóa” giúp` quản lý thông minh – hiệu quả, chiếm cứ vai trò quan trọng đối với tầm nhìn và định hướng, nhất là trong bối cảnh nền tế phát triển không ngừng.

Một số thắc mắc thường gặp của Doanh nghiệp về hạch toán phụ thuộc

Câu hỏi 1 : Chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng tỉnh có được in hóa đơn riêng cho chi nhánh không?

Trả lời: Theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 11 văn bản hợp nhất số 14/VBHN-BTC ngày 15/05/2017 quy định: “Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.” Theo đó, chi nhánh hạch toán phụ thuộc đáp ứng đủ điều kiện trên hoàn toàn được được đặt in hóa đơn.  

Câu hỏi 2 : Chi nhánh hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng không?

Trả lời : Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 11, Khoản 1 quy định về khai thuế GTGT như sau: “Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng”. Theo đó, nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc đáp ứng điều kiện nêu trên vẫn phải kê khai thuế và nộp thuế GTGT. Vì vậy trường hợp này cần phải có con dấu riêng.

Câu hỏi 3: Thủ tục giải thể cho chi nhánh phụ thuộc có phức tạp không?

Trả lời : Để thực hiện thủ tục giải thể chi nhánh hạch toán phụ thuộc phải tuân theo 6  bước sau:
 Bước 1 : Thực hiện đăng bố cáo thông tin giải thể chi nhánh. Truy cập và công bố trên Cổng thông tin quốc gia.
 Bước 2 : Xác nhận không có nợ thuế xuất nhập khẩu ở Tổng cục hải quan (Áp dụng trường hợp đăng ký xuất nhập khẩu)
 Bước 3 : Nộp hồ sơ giải thể (Theo mẫu ban hành) – khóa mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý chi nhánh.
 Bước 4 : Hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ thuế của chi nhánh theo đúng quy định.
Bước 5 : Trả con dấu chi nhánh/xác nhận không sử dụng dấu ở cơ quan công an
 Bước 6 : Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Doanh nghiệp tham khảo cơ sở và hướng dẫn pháp lý cụ thể:
Luật Doanh nghiệp 2014; Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Điều 60 Nghị định 78/2015/NĐ-CP- được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP

Trả lời