You are currently viewing Tìm hiểu và tải biên bản cấn trừ công nợ

Tìm hiểu và tải biên bản cấn trừ công nợ

5/5 - (1 bình chọn)

Trong thời đại kim tiền như hiện nay, có những trường hợp giữa các bên sẽ tồn tại mối quan hệ mua bán lẫn nhau nhằm gia tăng lợi thế cho mình. Hệ quả là sẽ có thời điểm doanh nghiệp không thanh toán trực tiếp tiền hàng cho nhau mà sẽ dùng chính công nợ của các bên để cấn trừ công nợ nhằm giảm thiểu thủ tục. Và biên bản cấn trừ công nợ sẽ giúp cho các bên theo dõi công nợ một cách dễ dàng hơn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau bàn về vấn đề biên bản cấn trừ công nợ nhé.

biên bản cấn trừ công nợ

Biên bản cấn trừ công nợ là gì?

Trước đây, giữa các doanh nghiệp hầu như chỉ tồn tại mối quan hệ mua bán một chiều. Nhưng với tham vọng ngày càng cao của loài người thì điều này không còn duy trì nữa, mà sẽ có những trường hợp giữa các bên sẽ tồn tại mối quan hệ mua bán lẫn nhau nhằm gia tăng lợi thế cho mình. Hệ quả là sẽ có thời điểm doanh nghiệp không thanh toán trực tiếp tiền hàng cho nhau mà sẽ dùng chính công nợ của các bên để cấn trừ công nợ nhằm giảm thiểu thủ tục.

Biên bản cấn trừ công nợ là biên bản thể hiện đầy đủ những thông tin giao dịch và việc bù trừ công nợ của 2 công ty hoặc nhiều công ty với nhau. Đây được xem là một tài liệu quan trọng, là căn cứ liên quan tới thuế phải nộp cho nhà nước, khoản nợ của các bên với nhau.

Biên bản cấn trừ công nợ được sử dụng trong trường hợp: hai đơn vị thực hiện giao dịch mua – bán bất kỳ một loại hàng hóa nào cho nhau và họ là người bán đồng thời là người mua.

Do cấn trừ công nợ cũng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, nên đây là một tài liệu vô cùng quan trọng giúp cho cơ quan thuế xem xét một khoản chi phí có được xem là hợp lý, hợp lệ hay không. Do đó, biên bản cấn trừ công nợ cần phải đi kèm với các giấy tờ sau đây.

Các chứng từ đi kèm biên bản cấn trừ công nợ

  • Bảng chi tiết công nợ của các bên.
  • Hợp đồng kinh tế: trong đó có ghi nhận rõ về phương thức thanh toán như thế nào. Trường hợp không có thông tin này cần phải ký thêm phụ lục hợp đồng để bổ sung thông tin về thanh toán bù trừ công nợ.
  • Biên bản nghiệm thu hoặc biên bản giao hàng, thanh lý hợp đồng.
  • Bản đối chiếu công nợ có xác nhận của các bên
  • Hóa đơn về giá trị gia tăng (hoặc hóa đơn bán hàng thông thường)
  • Chứng từ đã được thanh toán trước đó của hai bên gồm: giấy báo nợ, phiếu chi,….
  • Biên bản cấn trừ công nợ
  • Chứng từ về thanh toán không dùng bằng tiền mặt của phần chênh lệch khi đã hoàn tất việc cấn trừ công nợ.

Mẫu biên bản cấn trừ công nợ

Hiện nay không có quy định bắt buộc phải áp dụng mẫu nào cụ thể. Chúng tôi xin gửi đến quý vị một mẫu biên bản cấn trừ công nợ như sau:

Công ty Cổ phần……   Số: 0304/2020/BBCTCN  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—–o0o—–  
Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2020

BIÊN BẢN CẤN TRỪ CÔNG NỢ

Hôm nay, ngày 03 tháng 04 năm 2020, tại văn phòng Công ty Cổ Phần ……., chúng tôi gồm có:

BÊN A (BÊN BÁN):CÔNG TY CỔ PHẦN ……
Địa chỉ:
Mã số thuế:.
BÊN B (BÊN MUA):CÔNG TY TNHH …..
Địa chỉ: 
Mã số thuế: 

Cùng nhau thoả thuận về việc cấn trừ công nợ như sau:

1./ Tính đến hết ngày 03/04/2020:

– Số bên B còn phải trả bên A là: 24.300.000 (Hai mươi bốn triệu ba trăm nghìn đồng).

– Số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A là: 24.300.000 (Hai mươi bốn triệu ba trăm nghìn đồng).

2./ Hai bên thống nhất cấn trừ khoản tiền bên B còn phải trả bên A với số tiền bên B đã đặt cọc cho bên A. Sau khi cấn trừ:

– Số tiền bên B còn phải trả bên A là: 0 (không đồng)

– Số tiền bên A còn phải trả bên B là: 0 (không đồng)

Biên bản này được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện./.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                 ĐẠI DIỆN BÊN B
  

>>> Tải biên bản cấn trừ công nợ tiếng Việt dưới đây:

>>> Tải biên bản cấn trừ công nợ tiếng Anh dưới đây:

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ một ít kiến thức về vấn đề biên bản cấn trừ công nợ. Hi vọng với mẫu biên bản này, sẽ giúp công việc của mọi người người ngày càng hiệu quả hơn.

Trả lời