Đối tượng chịu thuế GTGT 10% là đối tượng phổ biến nhất hiện nay. Vậy đối tượng nào chịu mức thuế này? Và cách tính thuế như thế nào? Hãy cùng haotan tìm hiểu chi tiết!
Phần này nằm trong nội dung chia sẻ về đối tượng chịu thuế GTGT để các bạn có thể phân biệt rõ các trường hợp. Và thực hiện hạch toán chính xác, đầy đủ.
Giới thiệu Thuế GTGT
Thuế suất là đại lượng xác định mức độ, phạm vi, nghĩa vụ nộp thuế trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế hay nói cách khác, thuế suất là định mức thu thuế trên một đơn vị tính được áp dụng theo quy định của Nhà nước.
Thuế suất thuế GTGT là loại thuế suất theo giá trị tức là thuế suất quy định tỷ lệ % huy động trên một đơn vị giá trị đối tượng nộp thuế.
Trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh, nếu các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, thuế suất GTGT 0% hoặc thuế suất GTGT 5% thì thuộc nhóm đối tượng chịu thuế GTGT 10%.
Đối tượng chịu thuế GTGT 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 219/2013/TT – BTC như sau:
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Cụ thể:
+ Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Đối tượng không chịu thuế GTGT”
=> Chi tiết các bạn xem tại đây: (dẫn link sau)
+ Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất 0%”
=> Chi tiết các bạn xem tại đây: (dẫn link sau)
+ Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Quy định về “Thuế suất GTGT 5%”
=> Chi tiết các bạn xem tại đây: (dẫn link sau)
Ví dụ:
- Hàng may mặc áp dụng thuế suất là 10% thì mặt hàng này ở khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại đều áp dụng thuế suất 10%.
- Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra. Đối với các loại phế liệu như vải thừa trong quá trình sản xuất được thu hồi để làm các sản phẩm đồ chơi trẻ em thì chịu thuế suất 5% (5% là mức thuế suất của đồ chơi trẻ em).
Lưu ý:
Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có mức thuế suất GTGT 0%, mức thuế suất GTGT 5% hay 10% phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có trường hợp mức thuế suất giá trị gia tăng tại Biểu thuế suất thuế GTGT theo Danh mục Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư 219 thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 219.
- Hoặc trường hợp mức thuế suất GTGT áp dụng không thống nhất đối với cùng một loại hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước thì cơ quan thuế địa phương và cơ quan hải quan địa phương báo cáo về Bộ Tài chính để được kịp thời hướng dẫn thực hiện thống nhất.
Một số trường hợp cần lưu ý phải áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%
- Dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng
- Khoản chi phí hỗ trợ để thực hiện các chương trình khuyến mại. tiếp thị, trưng bày sản phẩm
- Các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%.
- Thực phẩm đã qua tẩm ướp gia vị
Ví dụ 1:
Công ty cổ phần bánh kẹo ABC có chi tiền cho nhà phân phối H (là tổ chức, cá nhân kinh doanh) để thực hiện chương trình tiếp thị, khuyến mại và trưng bày sản phẩm ( theo đúng quy định của pháp luật về xúc tiến thương mại).
Khi nhận tiền (nhà phân phối nhận khoản tiền này để thực hiện dịch vụ cho công ty), trong trường hợp nhà phân phối H là bên nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì lập hóa đơn và nộp thuế GTGT theo mức thuế suất là 10%.
Ví dụ 2:
- Công ty A là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế đối với 1 chai nước là 5.000 đồng.
- Công ty A xuất ra 400 chai nước đóng chai với mục đích không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
>>> Thì công ty A phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 400 chai nước xuất dùng nêu trên với giá tính thuế là 5.000 x 400 = 2.000.000 (VNĐ)
Ví dụ 3:
Công ty TNHH XYZ sản xuất mực 1 nắng tẩm gia vị với quy trình: mực tươi sau khi được đánh bắt về được sơ chế làm sạch, sau đó tẩm ướp muối, đường, phơi 1 nắng, đóng gói và cấp đông.
Vậy mặt hàng mực 1 nắng tẩm gia vị không thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5% mà thuộc đối tượng áp dụng thuế GTGT 10%.
Hướng dẫn cách tính thuế GTGT 10% qua 2 trường hợp
TH1: Nếu như giá trị hàng hoá chưa có thuế:
Thuế GTGT 10% = Trị giá hàng hoá * Thuế suất thuế GTGT 10%.
TH2: Nếu như giá trị hàng hoá đã bao gồm có thuế GTGT 10%;
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán / ( 1 + 10%)
Ví dụ:
Công ty TNHH XYZ bán tủ lạnh với mức giá chưa thuế là 12.000.000 đồng – chịu thuế suất 10%
=> Thuế GTGT đầu ra = 12.000.000 * 10% = 1.200.000 (đồng)
Bênh cạnh đối tượng chịu thuế GTGT 0%, haotan đã có bài viết chia sẻ về đối tượng chịu thuế GTGT 0% và đối tượng chịu thuế GTGT 5%. Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ và áp dụng tốt cho công việc của mình.
Như vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi đã tổng hợp những thông tin chi tiết về hàng hóa, dịch vụ là đối tượng chịu thuế GTGT 10% cùng với một số trường hợp đặc biệt có ví dụ minh họa kèm theo. Bên cạnh đó là những giải đáp và hướng dẫn cách tính thuế chi tiết và thi hành theo đúng hướng dẫn của Thông Tư 219.
Hy vọng rằng đây sẽ là những thông tin thật sự hữu ích dành cho bạn!