You are currently viewing Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập từ A – Z
quy định về chi nhánh hạch toán độc lập

Quy định về chi nhánh hạch toán độc lập từ A – Z

5/5 - (1 bình chọn)

Khi công ty phát triển, cơ cấu quản lý hoạt động hiệu quả và doanh thu ổn định, nếu mong muốn mở rộng quy mô và thị trường thì việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là mở chi nhánh công ty. Trên thực tế, việc mở chi nhánh công ty là việc cần thiết, là mục tiêu đặt ra khi khởi nghiệp, doanh nghiệp phải vận động phải phát triển chứ không thể mãi dừng chân tại một chỗ. Tuy nhiên, ngoài các yêu cầu về pháp lý thành lập chi nhánh thì Quý công ty cần quan tâm đến công tác quản lý chi nhánh, trong đó công tác kế toán đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Việc lựa chọn hạch toán chi nhánh độc lập hay phụ thuộc tùy vào quy mô, cơ cấu tổ chức và hoạt động của từng công ty. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết hôm nay – chúng tôi muốn đem đến cho bạn tất tần tật những thông tin từ A – Z trong quy định về chi nhánh hạch toán độc lập. Hãy đón đọc và “bỏ túi” những kinh nghiệm và thông tin hữu ích nhất nhé!

Chi nhánh hạch toán độc lập là gì?

Chi nhánh hạch toán độc lập được hiểu là một tổ chức kinh tế có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ tài chính; có tư cách pháp nhân, có điều lệ hoạt động, con dấu và tài khoản riêng. Như vậy, bộ máy kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập phải chủ động theo dõi và ghi sổ mọi nghiệp vụ kế toán phát sinh tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế. Theo đó, chi nhánh bắt buộc phải có con dấu và mã số thuế riêng biệt (13 số).

Chi nhánh hạch toán độc lập về hạch toán giống như một công ty hoạt động riêng rẽ với đầy đủ các loại báo cáo. Công ty mẹ sẽ làm báo cáo hợp nhất, chi nhánh vẫn chịu điều phối của doanh nghiệp chủ quản; Doanh nghiệp có thể thay đổi người đứng đầu chi nhánh mà không cần thông qua người đứng đầu chi nhánh. Để tổ chức tốt công tác kế toán tại chi nhánh, chúng ta cần nắm rõ quy định về chi nhánh hạch toán độc lập. Cụ thể:

  • Chi nhánh được phân bổ cơ cấu tổ chức riêng cho hoạt động kinh doanh giống như một hình thức doanh nghiệp thu nhỏ.
  • Kê khai thuế môn bài, thuế GTGT, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh đó.
  • Lập Báo cáo tài chính cho năm tài chính tại cơ quan thuế chủ quản của chi nhánh đó.
  • Đăng ký sử  dụng hóa đơn riêng
  • Có con dấu riêng
  • Có tài khoản ngân hàng riêng
  • Có mã số thuế: 13 số

Hướng dẫn chi tiết kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán độc lập

Loại ThuếCách thức kê  khai thuếVăn bản pháp luật quy định
 Thuế GTGTĐăng ký nộp thuế theo phương pháp tính thuế của doanh nghiệp đang hoạt động tại địa phương nơi sản xuất.Khi điều chuyển thành phấm, bán thành phẩm (kể cả xuất cho trụ sở chính) phải sử dụng hóa đơn GTGT làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương sản xuất. Điều 11 & 12/ Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính
Thuế TNCNKê khai và nộp thuế TNCN cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chi nhánh. Thông tư 156/2013/TT-BTC
Thuế TNDNChi nhánh nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh. Điều 12/ Thông tư 156/2013/TT-BTC
 Thuế Môn BàiNộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị cho cơ quan Thuế quản lý trực tiếp chi nhánh. Thông tư 302/2016/TT-BTC hướng dẫn lệ phí môn bài

Thủ tục thành lập và Giải thể chi nhánh hạch toán Độc lập?

Thủ tục thành lập chi nhánh độc lập

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp năm 2014

Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về hóa đơn

Thông tư 156/2013/TT-BTC

Hồ sơ thành lập 

Lưu ý : 

  • Đối với đơn vị của bạn khi thành lập chi nhánh, bạn có quyền lựa chọn chi nhánh của bạn hạch toán độc lập hay phụ thuộc.
  • Địa chỉ của chi nhánh có thể không cùng với địa chỉ của trụ sở chính (khác tỉnh). Pháp luật về doanh nghiệp không phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc, nhưng có sự khác nhau đối với chế độ kế toán và hạch toán của từng loại hình chi nhánh.

Doanh nghiệp thành lập chi nhánh nộp một bộ hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh dự kiến đặt trụ sở.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo về việc thành lập chi nhánh (Mẫu II-12 Thông tư 20/2015/TT – BKHĐT)
  •  Biên bản và Quyết định của công ty (Của chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần).
  •  Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (trong trường hợp người đứng đầu chi nhánh không phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp)
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người đứng đầu chi nhánh

Giải thể chi nhánh hạch toán Độc lập

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ giải thể chi nhánh hạch toán độc lập.

Hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ nộp cho cơ quan thuế để tiến hành khóa mã số thuế chi nhánh

  •  Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
  • Quyết định giải thể chi nhánh.
  • Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (nếu là chi nhánh của công ty TNHH 2 thành viên, cổ phần hoặc hợp danh).
  • Văn bản xác nhận không còn nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục hải quan nếu chi nhánh có đăng ký xuất nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh (bản sao).
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế nếu có (bản gốc).

Hồ sơ nộp cho cơ quan công an

Với trường hợp chi nhánh độc lập có sử dụng con dấu thì hồ sơ cần bổ sung :

  • Quyết định giải thể chi nhánh.
  • Đơn xin trả dấu ở cơ quan công an.
  • Kèm theo con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.

Hồ sơ ở Sở Kế hoạch và Đầu tư

  • Quyết định giải thể chi nhánh.
  • Thông báo về giải thể chi nhánh.
  • Báo cáo thanh lý tài sản chi nhánh; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.
  • Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Bước 2 : Đăng bố cáo giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa chỉ chi nhánh.

Bước 3: Nộp hồ sơ giải thể chi nhánh hạch toán độc lập cho cơ quan thuế quản lý để tiến hành thủ tục khóa mã số thuế.

Bước 4 : Trả dấu tròn hoặc xác nhận chi nhánh không sử dụng con dấu tròn do cơ quan công an cấp (chỉ dành cho chi nhánh thành lập trước ngày 01/07/2015).

Bước 5 : Trả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Ngày này, việc thành lập chi nhánh là yêu cầu tất yếu cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn mở rộng quy mô kinh doanh. Chính vì thế, việc nắm rõ những yêu cầu về thủ tục thành lập – giải thể, quy định về chi nhánh hạch toán độc lập là một trong những nội dung quan trọng mà bất cứ đội ngũ quản lý, nhất là công tác kế toán cần nắm rõ. Không chỉ là yêu cầu tuân thủ chuẩn mực, pháp luật hướng dẫn mà còn định hướng và phát triển chi nhánh hoạt động hiệu quả.

Một số thắc mắc thường gặp về chi nhánh hạch toán độc lập

Câu hỏi 1 : Chi nhánh hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân không? 

Trả lời: Chi nhánh doanh nghiệp mặc dù cũng được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Tuy nhiên chi nhánh không có tài sản riêng, không nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật ( mà thông qua ủy quyền của công ty). Vì vậy không đáp ứng điều kiện có tư cách pháp nhân theo quy định tại điều 74 BLDS 2015.

Câu hỏi 2 : Chi nhánh hạch toán độc lập có được đấu thầu không?

Trả lời : Chi nhánh hạch toán độc lập không đáp ứng điều kiện có tư cách pháp nhân theo quy định tại điều 74 BLDS 2015. Vì vậy theo quy định của pháp luật đấu thầu thì không thể tham gia đấu thầu.

Câu hỏi 3 : Công ty mẹ có được chuyển tiền thanh toán hộ cho chi nhánh hạch toán độc lập không?

Trả lời : Theo điều 45 luật doanh nghiệp 2014 – Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. 
Vậy trường hợp nếu chi nhánh đó đăng ký thành lập là hạch toán độc lập thì trường hợp này trụ sở chính chuyển tiền cho phía công ty khách hàng để thanh toán tiền hàng hộ chi nhánh là không hợp lý, tuy nhiên nếu là hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính thì trụ sở chính có thể chuyển tiền thanh toán cho chi nhánh.

Câu hỏi 4 : Nên mở chi nhánh hạch toán độc lập hay phụ thuộc?

Trả lời : Việc thành lập chi nhánh hoạt động phụ thuộc hay độc lập còn phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và đặc điểm của doanh nghiệp bạn.
Việc hạch toán phụ thuộc có ưu điểm là không phải tổ chức thêm bộ máy kế toán cho chi nhánh. Nhược điểm của hạch toán phụ thuộc là không kịp thời, xử lý hồ sơ có thể bị chậm trễ do khoảng cách.
Việc hạch toán chi nhánh độc lập thì ngược lại. Ưu điểm đó là doanh nghiệp linh hoạt và xử lý nhanh chóng, có 1 bộ máy kế toán riêng, độc lập cho chi nhánh đó.

Câu hỏi 5 : Chi nhánh hạch toán độc lập có cần lập báo cáo tài chính hợp nhất không?

Trường hợp chi nhánh của bạn có hạch toán độc lập, có tài khoản và con dấu riêng thì bạn không cần phải làm báo cáo tài chính hợp nhất với công ty mẹ mà có thể kê khai thuế trực tiếp tại chi nhánh.

Để lại một bình luận