You are currently viewing Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không? Cách tính như thế nào?
dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không

Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không? Cách tính như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Giáo dục là cái nôi của sự phát triển, vì vậy hoạt động đào tạo đang ngày càng mở rộng, cả tư nhân lẫn đầu tư công. Việt Nam chúng ta cũng có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho ngành nghề này. Vậy dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không? Cách tính và nguyên tắc khấu trù như thế nào? Hãy cùng Haotan.vn gỡ vướng mắc này nhé.

dịch vụ đào tạo có chịu thuế gtgt không
Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không? Cách tính và kê khai thuế GTGT đầu vào như thế nào?

Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không?

Hầu như bất kỳ công việc, kỹ năng nào cũng đều phải trải qua quá trình đào tạo, học hỏi. Hoạt động này có thể do trường lớp, cơ sở dạy nghề, cơ sở tổ chức thi,… đứng ra tổ chức. Chính sự đa dạng này sẽ dẫn đến rất nhiều khoản doanh thu từ hoạt động đào tạo.

Nhưng để biết rằng hoạt động đào tạo có chịu thuế GTGT hay không thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tại điểm 13 điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT:

“Điều 4: Đối tượng không chịu thuế GTGT

13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.”

Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy rằng: Hoạt động đào tạo, kể cả hoạt động tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trinh đào tạo thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Lưu ýCác doanh nghiệp đào tạo muốn được hưởng ưu đãi về thuế GTGT như trên thì Doanh nghiệp phải có giấy phép con được cơ quan ban ngành có thẩm quyền như Sở Giáo Dục, Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội… chấp thuận và cấp phép.

Sau khi đã giải tỏa thắc mắc “dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT hay không”. Tiếp theo chúng ta tiếp tục tìm hiểu về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT, cũng như cách khai thuế GTGT đầu vào khi doanh nghiệp kinh doanh mảng đào tạo.

Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hoạt động kinh doanh không chịu thuế GTGT

Theo điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông Tư 26/2015/TT-BTC quy định:

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Như vậy, đối với hoạt động đào tạo doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà tính số thuế đầu vào đã trả vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Cách Khai Thuế GTGT

  • Đối với hóa đơn đầu ra không chịu thuế GTGT: Kê khai vào chỉ tiêu số 26 trên tờ khai 01/GTGT.
  • Đối với hóa đơn đầu vào không chịu thuế GTGT: Không phải kê khai (Công văn 4943/TCT-CS có nói rõ vấn đề này): “những hóa đơn đầu vào không chịu thuế giá trị gia tăng thì không phải kê khai trên bảng kê mua vào PL 01-2/GTGT theo quy định tại Thông Tư số 156/2013/TT-BTC và Thông Tư bổ sung 119/2014/TT-BTC”.

Ngoài ra, một điểm cần chú ý nữa là hoạt động giáo dục cũng được hưởng ưu đãi về thuế TNDN.

Quy định về ưu đãi thuế TNDN trong hoạt động giáo dục

Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 15, khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

  • Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động được áp dụng với: Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa tại lĩnh vực giáo dục – đào tạo dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và mội trường (được gọi là lĩnh vực xã hội hóa).
  • Miễn thuế 4 năm, giảm 50 % số thuế phải nộp trong vòng 5 năm tiếp theo: với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn mà không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn quy đinh của nhà nước.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm của nội dung dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không. Hi vọng, qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn và vận dụng tốt vào công việc.

Trả lời